PHONES VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NH̀N GIÁO DỤC

Trần Mỹ Duyệt

 

Nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 đồng nghĩa là phải biết hướng dẫn chúng làm quen với những tiến bộ của khoa học, với truyền thông, và với những kinh nghiệm của nền văn minh hiện đại. Vai tṛ phụ huynh, cha mẹ thời nay không giống như những thế hệ của cha ông thuộc các thế kỷ trước như mang thai, sinh con, nuôi con, hướng dẫn con về luân lư, đạo đức theo truyền thống, và gửi con tới trường. Đó cũng là lư do tại sao nhiều bạn trẻ ngày nay ngại không muốn tiến tới hôn nhân, mà nếu có lấy nhau lại không muốn sinh con, hoặc nếu có sinh th́ chỉ 1 hoặc 2 đứa là cùng.

 

Trong một khảo cứu của Common Sense Media nhắm vào thói quen trẻ con dưới 8 tuổi tại Hoa Kỳ cho biết, các em dùng iphone, ipad, smartphone, cellphone… tăng gấp 5 lần chỉ trong ṿng 2 năm trước đây. Smartphone tăng từ 52 lên 75%. Thời gian các em dành sử dụng tăng gấp ba, mặc dù thời gian thông thường cho một đứa trẻ dùng những phương tiện như TV là dưới 30 phút một ngày. Vẫn theo kết quả khảo cứu, 38% trẻ con dưới 2 tuổi ngày nay đă biết sử dụng iphone, smartphone, mặc dù chúng không hiểu ư nghĩa của những thông tin trong đó. Con số này chỉ khoảng 10% vào năm 2011. 

   

Dưới cái nh́n giáo dục, những con số này nói lên điều ǵ? Đâu là vấn đề phụ huynh cần phải quan tâm? Thực sự có cần thiết để một đứa trẻ dưới 2 tuổi trước màn h́nh hay không, v́ đă có những tranh luận được nêu lên giữa việc phát triển và chậm phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ. Theo Jim Steyer, Giám đốc US. Pressure Group Common Sense Media, “Trẻ con ngay cả khi không thể nói, cũng biết bước đến chiếc TV và cố gắng mở nó cũng giống như mở chiếc iPad hoặc iPhone.”

 

Sự thật về trẻ con và Phones  

(Kids Cell Phone Use Survey 2019 – Truth About Kids & Phones)

 

Trước nhiều quan tâm đến trẻ em béo ph́, tiểu đường, cận thị, lười học, tâm lư bất ổn liên quan đến thói quen dùng điện thoại, trong khi cha mẹ lại không biết hoặc thả lỏng việc dùng điện thoại, SellCell đă thực hiện cuộc khảo cứu 1135 phụ huynh tại Mỹ có con từ 4 và 14 tuổi, vào năm 2019. Kết quả cho thấy:

 

-42%  trẻ con tiêu phí 30+ giờ mỗi tuần trên cell phone.

-4 trong 10 phụ huynh để con dùng điện thoại v́ không muốn chúng “làm phiền hoặc để chúng im lặng”. Điều này có nghĩa 40% phụ huynh thừa nhận cho phép con cái dùng cell phone để đổi lấy sự yên thân.

-57% trẻ con dùng phone để chơi game.

-18% trẻ con chơi game sau khi hoàn tất bài vở.

-Gần 70% phụ huynh nghĩ rằng việc dùng cellphones có ảnh hưởng tốt cho việc phát triển con cái họ (68%).

-25% phụ huynh đă chi 250$ để mua phone cho con.

-Trên 4% phụ huynh chi tới 850$ và hơn nữa để mua phone cho con.

- 12% trẻ con lần đầu dùng điện thoại giữa tuổi 1-2. 

 

Vậy khi nào phụ huynh mua hoặc cho con ḿnh phone riêng?

 

 -4 trong 10 trẻ con tại Hoa Kỳ 6 hoặc dưới 6 tuổi lần đầu tiên dùng điện thoại (40%).

-65% các em dưới tuổi 13 đă có điện thoại riêng.

-Khoảng 9 trong số 10 phụ huynh biết passcode (88%) phone của con họ.

 (cellsell.com)

 

Ư kiến những nhà chuyên môn

 

Việc trẻ em cắm mắt, chúi mũi vào chiếc iphone, ipad, smartphone…là điều không ngạc nhiên ǵ đối với những nhà chuyên môn, Douglas Gentile, một giáo sư tâm lư tại đại học Iowa, người đă nghiên cứu những ảnh hưởng về việc dùng truyền thông đối với trẻ con, nhận xét:

 

“Mặt khác, không có ǵ ngạc nhiên khi chúng ta nh́n chung quanh ḿnh, và có thể thấy. Tôi có thể thấy ở phi trường, ở nhà hàng, và tôi có thể thấy ngay ở trong nhà ḿnh, ở đó những đứa trẻ dán mắt vào không phải là màn h́nh TV, mà màn h́nh trên chiếc phone của chúng”.

 

“Ngoài ra, nó c̣n trở nên khó khăn hơn đối với phụ huynh để kiểm soát tất cả những ǵ mà chúng đang xem và đang làm…” Ông thêm, “Chúng ta đang xây dựng một quái vật Frankenstein, bởi v́ chúng ta đang dùng quyền không phải cho lợi ích chúng ta, mà cũng không mang lại ích lợi con cái”. 

 

Sự thay đổi trong cách thức con cái tiếp xúc với truyền thông được xem như sự thay đổi lớn “seismic shift” theo nhận xét của James Steyer, chủ tịch và sáng lập Common Sense Media trong một email gửi cho CNN. Theo đó, có tới 98% các gia đ́nh có con em dưới 8 tuổi đă có iphone, ipad, và “những thứ này đang thay đổi tuổi trẻ.”

 

Amy Williams, trong bài phân tích “How Do Smartphones Affect Childhood Psychology?” đă có cùng nhận định khi cho rằng càng lớn lên, trẻ con thường cảm thấy nhu cầu dùng kỹ thuật cốt để đạt tới đỉnh cao trong những tiến bộ. Nhưng theo Dr. Small, kỹ thuật và những thời gian với màn h́nh đă cung ứng một đường dây điện tử mới trong óc của chúng. Có thể nói, càng tăng nhiều giờ trên màn h́nh, càng kém về phương pháp học tập truyền thống như đọc, viết, và tập trung.

 

Smartphones và Internet cũng ảnh hưởng khả năng giao tiếp và sự phát triển t́nh cảm. Nếu một đứa trẻ lệ thuộc vào những phương tiện điện tử để giao tiếp, chúng có nguy cơ yếu kém về khả năng giao tiếp và t́nh cảm. Dr. Small khuyến cáo không nên để trẻ con tách biệt với cảm xúc của người khác.

 

Trí óc của một người chỉ phát triển khi có thể dễ dàng khuôn đúc, mô phỏng những nối kết và bắt chước những ǵ đang xảy ra chung quanh. Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn và giáo dục lại cho rằng dùng Smartphones và các dụng cụ điện tử có thể giúp gia tăng những nhận thức học hỏi, nói năng giao tiếp, và bạn bè cùng sở thích. (How Do Smartphones Affect Childhood Psychology? Amy Williams, Last updated: 8 Oct 2018, Psychcentral.com)

 

Gợi ư cho phụ huynh

 

Trong khi 67% phụ huynh có con em sử dụng màn h́nh truyền thông cho rằng điều này giúp cho việc học tập của con cái họ, nhưng câu hỏi được nêu lên đó là nó đă giúp ǵ cho việc học hỏi, khi “57% trẻ con dùng phone để chơi game.” Chỉ có “18% trẻ con chơi game sau khi hoàn tất bài vở.”

 

Với chiếc phone, ngoài chuyện chơi games, chat, twitter…trẻ con c̣n có thể:

 

- Truy cập được những websites. Đây là cửa ngơ để đi vào chỗ tốt cũng như chỗ xấu.

 

- Truy cập các ứng dụng như Facebook, youtube…nói chung là “mạng xă hội” (social media). Đây cũng là những cửa ngơ khác rất thông dụng trong giới trẻ và dẫn trẻ con vào một thế giới ảo trong giao tiếp.

 

Ngoài ra, một hậu quả rất quan trọng khác qua social media là chúng sẽ “know more but understand less”.

 

Trong thực tế, trẻ con thường không có khả năng nhớ, và hiểu những ǵ xuất hiện trên màn h́nh cho đến khi chúng được 15 tới 18 tháng tuổi, theo Dr. Jenny Radesky, giáo sự trợ giảng về phát triển thái độ của trẻ em tại Đại Học Michigan CS. Mott Bệnh Viện Nhi Khoa.

 

Radesky cũng là một tác giả chính của American Academy of Pediatrics’. Ông đă từng  gợi ư: “Tôi thường xuyên khuyên các gia đ́nh đừng cho con trẻ hoàn toàn quyền kiểm soát phone, iphone, ipad – ngược lại, chúng phải xin phép dùng. Đừng cất giữ hoặc charge chúng trong pḥng con ḿnh, và phải ra luật khi nào hoặc lúc nào chúng được xử dụng những thứ ấy.” 

 

Một khảo cứu đăng trên Developmental Psychology, Gentile đă đưa ra kết luận, những học sinh lớp 3 đến lớp 5 (8-11 tuổi) nào có TV hoặc video games trong pḥng ngủ đều  mất nhiều giờ với những thứ này. Chúng càng thức lâu th́ càng ít ngủ, lười đọc sách, và giảm điểm học. Thêm vào đó, chúng sẽ có khuynh hướng dễ tức bực hơn những đứa trẻ không có những thứ đó trong pḥng ngủ. 
 


 

Sau đây cũng là một số lời khuyên dành cho phụ huynh để hướng dẫn con cái trong việc sử dụng smartphone dựa theo khảo cứu của Amy Williams:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên cho phép dùng những màn h́nh hoặc những tṛ chơi điện tử.
  • Phụ huynh nên chơi hoặc sử dụng cùng với con ḿnh.
  • Không để smartphones ảnh hưởng đến những cơ hội trẻ em chơi hoặc có thêm bè bạn ngoài xă hội.
  • Giới hạn việc sử dụng từ 1 đến tối đa 2 giờ mỗi ngày. Thời gian này bao gồm smartphones, TV, computers…
  • Khuyến khích những bữa ăn gia đ́nh và chia sẻ chung.
  • T́m kiếm những chương tŕnh trong đó giúp nhận thức, khả năng toán học, ngôn ngữ, văn chương và kiến thức khoa học cho con.
  • Không cho phép giữ smartphones trong pḥng ngủ.

Nhưng phụ huynh nghĩ thế nào với con số thống kê: 90% người từ 10-29 tuổi đi ngủ với cái phone của ḿnh. Điều này có nghĩa là phụ huynh, người lớn tuổi cũng cần phải kiểm soát việc sử dụng iphone, ipad, smartphone, cellphone và computer của ḿnh. Bởi v́ con cái sẽ học từ cha mẹ, và gia đ́nh là một học đường tốt nhất, sớm nhất nơi con cái học để sống, và để phát triển.